Hướng dẫn cách lắp đặt bồn nước đúng kỹ thuật
Lắp đặt bồn nước đúng kỹ thuật mang lại rất nhiều lợi ích. Để bồn nước phát huy hết tác dụng của mình cũng như việc sử dụng bồn nước muốn bền lâu thì việc lắp đặt là cực kì quan trọng
1. Phân loại
1.1 Phân loại theo dung tích:
– Bồn nước mini: Có dung tích nhỏ, được dùng chủ yếu tại các hộ gia đình ít thành viên, hay sử dụng làm bình nước phụ. Có các dung tích như 100 lít, 200 lít, 500 lít, 700 lít.
– Hộ gia đình thường dùng bồn nước 1 khối, 1.5 khối, 2 khối, 3 khối, 4 khối, 5 khối, 10 khối và 20 khối.
1.2 Phân loại bồn nước theo chất liệu:
1.2.1 Bồn chứa nước nhựa:
– Bồn nhựa được sản xuất theo công nghệ ly tâm, khi đó nhựa được đốt nóng và xoay 3 chiều trong một khuôn khép kín.
– Bồn nhựa cách nhiệt tốt, phù hợp với tất cả nguồn nước, đặc biệt là nước giếng khoan có nhiều khoáng chất và phèn chua.
– Gồm bồn nhựa đứng và ngang. Có nhiều dung tích lớn nhỏ khác nhau.
– Bồn nhựa được bảo hành 5 – 12 năm và có giá rẻ hơn bồn inox trên thị trường.
1.2.2 Bồn chứa nước Inox:
– Bồn nước inox được sản xuất từ thép không gỉ tấm, hàn và tạo gân.
– Bồn inox trên thị trường được bao hành khoảng 10 năm và có giá thành cao hơn so với bồn nước nhựa.
– Có nhiều mẫu mã và đẹp mắt hơn bồn nhựa.
– Có khả năng hấp thụ nhiệt tốt nên mua nắng nước nóng và mùa đông nước sẽ lạnh theo nhiệt độ môi trường.
– Bồn nước inox không phù hợp đừng cho các vùng có nguồn nước phèn chua, nhiễm mặn vì inox dễ bị ăn mòn, gỉ sét gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
1.2.3 Ưu nhược điểm của bồn nước inox và bồn nhựa:
Bồn Nước Inox:
– Ưu điểm: Độ bền vững cao, sử dụng lâu năm, an toàn. Công việc vệ sinh dễ dàng, nhanh chóng và có tính thẩm mỹ cao.
– Nhược điểm: giá thành cao do sản xuất dựa trên dây chuyền hiện đại với nguyên liệu nhập khẩu. Có thể bị ăn mòn gây nên rỉ sét, rong rêu mọc nếu thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, có độ Ph không ổn định làm nguy hại cho sức khỏe người sử dụng. Làm thay đổi nhiệt độ nước trong bồn do khả năng hấp thụ nhiệt, đặc biệt vào các thời tiết nắng nóng.
Bồn Nước Nhựa:
– Ưu Điểm: Giá thành rẻ, không hấp thụ nhiệt nên không làm biến đổi nhiệt độ của nước. Có thể sử dụng để chứa tất cả các nguồn nước mà không lo bị ăn mòn.
– Nhược điểm: Độ bền kém hơn bồn chứa inox, tuổi thọ thường từ 5 – 10 năm. Các cặn bẩn, vế dơ bám vào mặt bồn cứng đầu nên mất nhiều thời gian và công sức khi tiến hành vệ sinh.
2 Nên chọn loại bồn nước đứng hay nằm:
Tùy vào diện tích nơi lắp đặt, đặc tính khu vực lắp đặt mà việc lựa chọn bồn nước đứng hay nằm vô cùng quan trọng. Chúng có thể ảnh hưởng đến chất lượng lắp đặt và năng suất hoạt động của bồn nước.
Và để chọn bồn nước phù hợp cho gia đình, thợ thi công cần tham khảo bản vẽ chân bồn nước và bồn nước để có sự lựa chọn tối ưu nhất:
Với khoảng không gian nhỏ, nhà thấp tầng, ít gió mạnh nên lắp bồn nước đứng để sử dụng vì sẽ giúp tiết kiệm diện tích lắp đặt, áp lực nước cấp cũng sẽ mạnh hơn so với bồn ngang.
Với nhà cao tầng, nơi có diện tích lắp đặt lớn, bề mặt tiếp xúc với mặt bằng cao, sức gió có thể mạnh thì nên lắp bồn nước nằm ngang. Để đảm bảo an toàn cho bồn nước trước tác động của thời tiết, mưa bảo.
3. Những vị trí không nên lắp đặt bồn nước:
Tránh được các yếu tố để lại khiếm khuyết trong việc lắp đặt, đặc biệt là vị trí lắp đặt, cụ thể:
– Bồn nước không nên lắp đặt quá sát so với mép tường, mép trần, mép lan can…
– Bồn nước không nên lắp đặt trên bề mặt gồ ghềnh, không đủ trọng tải chịu lực, điểm cố định không thể đặt chân bồn nước.
– Tại chân bồn nước được lắp đặt không nên kê gạch, đá, gỗ…Với bề mặt lắp đặt, đòi hỏi chân đế bồn nước phải được cố định chắc chắn, đảm bảo không bị biến dạng suốt thời gian để bồn.
– Hạn chế lắp đặt bồn nước ở gần hay phía trên lối đi, cửa ra vào…nơi có nhiều người qua lại bởi vị trí này có thể gây nguy hiểm cho mọi người nếu bồn nước gặp phải sự cố không mong muốn.
– Nếu phải lắp đặt tại lối ra vào thì vị trí lắp đặt trên cao phải được đảm bảo được nâng đỡ bởi một mặt bằng vững chắc, cân bằng và chịu lực tốt.
4. Lắp đặt bồn inox và bồn nhựa ở đâu?
– Bồn inox làm bằng inox SUS 304 có khả năng hấp thụ nhiệt từ bên ngoài nên tốt nhất bạn không nên thi công cách lắp phao cơ cho bồn nước inox ngang ngoài trời hoặc tiến hành che chắn cho bồn kĩ lưỡng.
– Bồn nhựa được chế tạo từ nhựa Ưu điểm không hấp thụ nhiệt độ từ bên ngoài nên nước trong bồn ổn định, ngăn chặn được các tia cực tím, hiện tượng rong rêu trong bồn cũng được hạn chế.
5. Đặt bồn nước với chiều cao bao nhiêu thì hợp lý?
Vị trí và kỹ thuật lắp đặt bồn đóng vai trò quan trọng cho sự an toàn của bồn và cho gia đình trong quá trình sử dụng. Còn khoảng cách từ vị trí đặt bồn đến mặt đất bao xa lại quyết định đến lưu lượng nước được cấp vào bồn và cấp ra cho người sử dụng. Cụ thể:
– Nếu gia đình nhà sử dụng téc nước nằm ngang thì nên đặt bồn ở tầng 3 trở lên hoặc vị trí đặt bồn nước cao tương đương khi là nhà cấp 4.
– Nếu gia đình sử dụng bồn nước đứng thì nên đặt bồn ở chiều cao tương đương từ ít nhất là tầng 3 đến tầng 5. Nhằm đảm bảo áp lực đẩy của nước sẽ đủ mạnh để cấp nước cho việc sử dụng hàng ngày.
– Nếu chiều cao này không đáp ứng được thì mặc nhiên lượng nước cấp ra sẽ rất yếu và không đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của gia đình, đặc biệt là vào giờ cao điểm.
6. Những chú ý khi lắp đặt bồn nước đúng cách và an toàn:
Ta cần lưu ý lắp đặt tại các bề mặt bằng phẳng, chắc chắn để chịu được các trọng lượng lớn.
Đảm bảo an toàn tại các vị trí tiếp nối giữa mặt đất với chân đế.
Kiểm tra độ sụt lún trước khi lắp đặt giúp bồn nước giữ được độ cân bằng và an toàn cho người sử dụng.
Tuyệt đối không lắp đặt bồn nước ở vị trí:
– Sát mép tường nhà, trần nhà, lan can.
– Mặt phẳng trơn trượt, gồ ghề, sụt lún.
– Vị trí có nhiều người qua lại, các lối đi, cửa ra vào cản trở đường đi.
– Không tự kê thêm đá, gỗ, gạch dưới chân đế bồn sẽ rất nguy hiểm.